Ngành xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề khá mới và ngày càng được chú trọng. Với mức lương khá cao trung bình dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng, bên cạnh đó với môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái thì đây đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên đối với những người đang theo học chuyên ngành này thì việc định hướng, tìm kiếm cho bản thân việc làm phù hợp sau này vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Vì vậy, Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thêm thông tin nhé!
I. Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để chi trả, thanh toán. Còn nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia với nhau, quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà đất nước mình không có, không tự sản xuất được từ các quốc gia khác.
Xuất nhập khẩu hay tên tiếng anh còn được gọi là Import – Export, đây là một trong những hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu có thể được hiểu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của nước này với nước khác theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường.
II. Ngành xuất nhập khẩu luôn thiếu nguồn nhân lực đã qua đào tạo
Từ một nước bao cấp, đến nay Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nước có nền kinh tế với quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan trong giai đoạn năm 2022 tổng trị giá xuất khẩu đạt 371,19 tỷ USD, tăng 7,9% tương ứng với con số 26,14 tỷ USD so với năm 2021.
Sự phát triển nhanh và mạnh như vậy đã khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng lớn, chủ yếu là nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành xuất nhập khẩu dự báo sẽ tăng hơn 12 triệu người. Trong khi đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt đến 80% nhu cầu lao động chất lượng cao, tương đương với khoảng 25,000 vị trí việc làm mỗi năm.
Ngoài ra, ngành xuất nhập khẩu còn là ngành mang lại nhiều cơ hội việc làm trong hầu hết các ngành kinh tế hiện nay. Nhân viên xuất nhập khẩu hiện đại không chỉ thông thạo về nghiệp vụ, những kiến thức chuyên ngành mà còn phải có khả năng ngoại ngữ, có tầm nhìn cho sự cải cách và xúc tiến thương mại, có khả năng đánh giá yếu tố rủi ro cũng như cập nhật những thông tin đổi mới của quy trình xuất nhập khẩu không chỉ trong nước mà còn trên các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
III. Các công việc nổi bật trong ngành xuất nhập khẩu
1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics
Trong xu hướng hội nhập kinh doanh quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng theo đó mà được chú trọng, mở rộng và ngày càng phát triển hơn. Chính vì vậy nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và logistics ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội cho các ứng viên tham gia ứng tuyển. Khi bạn quyết định lựa chọn việc làm nhân viên kinh doanh trong ngành xuất nhập khẩu, bạn có thể chọn 3 vị trí sau:
Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Công việc chính của họ bao gồm: Xin giá từ trên hệ thống của các hãng tàu hoặc email trực tiếp cho người quản lý giá; gặp gỡ các công ty forwarder hoặc khách hàng trực tiếp để chào giá cước tàu; xử lý các trouble như: Hỗ trợ lấy Bill, hỗ trợ lấy container. Ngoài ra còn phải duy trì tốt mối quan hệ với Ops và cảng.
Nhân viên kinh doanh Logistics tại các công ty forwarder: Nhân viên Sales Logistics hiểu đơn giản là nhân viên bán hàng các dịch vụ vận tải cho hãng tàu. Công việc này sẽ luôn có một hệ thống bao gồm các bộ phận thực hiện từng công đoạn từ khi book cho đến khi hàng lên tàu và xuống cảng. Khi tham gia công việc này, bạn cần nắm vững cho bản thân các kiến thức bán hàng nói chung, kiến thức cơ bản về hàng hải như giá cước, tình hình thị trường, cảng xếp dỡ và các kiến thức về các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ. Công việc đòi hỏi bạn cũng phải có khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng tốt và luôn vui vẻ, nhiệt tình trong công việc.
Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading hay còn được gọi là oversea sale: Vị trí này thường được tuyển dụng nhiều trong các công ty làm về trading như bán gạo, cao su, cà phê… cho các đối tác nước ngoài. Họ chính là người trực tiếp làm việc với các đối tác, khách hàng để xúc tiến, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là công việc vô cùng áp lực, đòi hỏi bạn có nhiều kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng tổng hợp song cũng mang tới nhiều cơ hội phát triển, với những mức lương hấp dẫn.
Mức lương trung bình của các vị trí Nhân viên Kinh doanh nói chung trong ngahf xuất khẩu khẩu TB từ 8 – 12 triệu/tháng, thu nhập Trung bình dao động từ 15 -25 triệu/tháng.
2. Nhân viên chứng từ (Docs – Cus)
Đây là vị trí được tuyển dụng khá nhiều trong ngành xuất nhập khẩu, công việc không quá áp lực không đòi hỏi quá cao về kiến thức chuyên môn. Công việc chính của nhân viên chứng từ bao gồm:
– Liên hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, hãng tàu để đặt lịch vận chuyển và sắp xếp theo đúng tiến độ của công việc
– Có trách nhiệm trong việc lập hợp đồng, soạn thảo các hóa đơn, chuẩn bị chứng từ liên quan đến hàng hóa như DO, invoice, PO…
– Lưu trữ và phân loại chứng từ khoa học, sắp xếp lịch cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm giải quyết thông tin phát sinh liên quan khi giao nhận hàng hóa, thông quan, các vấn đề về thuê xe vận tải, kho bãi.
Theo khảo sát của KHR.VN, mức lương trung bình của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và logistics dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng.
3. Nhân viên thu mua (Purchaser)
Một công ty xuất nhập khẩu sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu bộ phận thu mua làm việc không chuyên nghiệp, nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn và giá mua cao với chất lượng… Chính vì vậy nên nhân viên thu mua (Purchaser) luôn được đánh giá cao và có nhiều cơ hội việc làm. Nhân viên thu mua là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động thu thập hoặc mua hàng hóa và dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc chính của nhân viên thu mua ( Purchaser) là tìm kiếm đối tác, đảm bảo được chất lượng của các nguyên vật liệu, kiểm soát hàng hóa tồn kho, ký hợp đồng với các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Mức lương trung bình của nhân viên thu mua ( Purchaser) dao động từ 9-13 triệu đồng/tháng.
4. Nhân viên thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, bởi sự hội nhập quốc tế đã lan rộng và là một phần quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển của kinh tế nước nhà. Chính vì thế, nhân viên thanh toán quốc tế là một trong những vị trí được đánh giá cao và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ năng động và nhiệt huyết. Công việc của nhân viên thanh toán quốc tế khá phức tạp, bao gồm rất nhiều quy trình, quy định cần được thiết lập và ghi nhớ để có thể thực hiện các đàm phán hay giao dịch với các đối tác. Cụ thể công việc chính của nhân viên thanh toán quốc tế có thể khái quát như sau:
– Tiếp nhận, tổng hợp các giấy tờ, chứng từ từ bộ phận khác để nắm bắt được các thông tin liên quan đến việc giao dịch tiền tệ.
– Đảm bảo chắc chắn các chứng từ nhận được từ khách hàng phải hợp lệ, đúng như theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
– Tư vấn và có trách nhiệm liên hệ với đối tác, khách hàng để hoàn thành các thủ tục liên quan.
– Có trách nhiệm giải quyết những thắc mắc của khách hàng liên quan đến các quá trình thực hiện việc giao dịch thanh toán.
– Lưu giữ và bảo quản các hồ sơ, thủ tục, hợp đồng một cách khoa học và hợp lý.
Mức lương trung bình của nhân viên thanh toán quốc tế mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm dao động từ 8-11 triệu đồng/tháng. Sau khi đã tích lũy được 2-4 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng.
5. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops
Nhân viên hiện trường/ giao nhận (Operations) là vị trí được tuyển dụng nhiều trong ngành xuất nhập khẩu ở các công ty dịch vụ Logistics, Forwarder, và cả ở những công ty sản xuất thương mại cũng có nhu cầu tuyển nhân viên hiện trường rất nhiều. Công việc của nhân viên hiện trường/giao nhận bao gồm tiếp nhận thông tin khách hàng gửi, hỗ trợ thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, tư vấn cho khách hàng bộ chứng từ xuất khẩu- nhập khẩu. Ngoài ra có trách nhiệm giám sát đóng hàng vào container, đưa hàng vào kho ngoại quan, sắp xếp, bố trí các đơn vị phối hợp có liên quan để hoàn thành thủ tục xuất khẩu.
Mức lương trung bình của nhân viên hiện trường/giao nhận dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng.
6. Nhân viên điều vận đội xe/bãi (coordinator)
Nhân viên điều vận đội xe/ bãi là người có vai trò quan trọng trong việc chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hóa. Họ là người có trách nhiệm điều động xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container đảm bảo việc bốc hàng lên phương tiện và lựa chọn lộ trình phù hợp nhất nhằm tuân thủ thời hạn giao hàng.
Mức lương trung bình của nhân viên điều vận đội xe/ bãi dao động từ 7- 10 triệu đồng/tháng.
7. Nhân viên hải quan
Được biết đến như một nghề có thu nhập “hot” nhất trong mọi thời đại, nhân viên hải quan luôn được xem là công việc thu hút rất nhiều bạn trẻ. Năng lực chuyên môn của người nhân viên hải quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa giúp cảng không bị ùn ứ và đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Công việc chính của nhân viên hải quan bao gồm:
- Kiểm tra các văn bản, giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo phải hợp lệ, đúng pháp luật.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo tính hợp pháp của các hàng hóa.
- Thực hiện khai báo trên phần mềm hải quan đúng kế hoạch
- Hướng dẫn và phối hợp với nhân viên hiện trường để làm những thủ tục cần thiết nhằm thông quan hàng hóa.
Mức lương trung bình của nhân viên hải quan dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng.
8. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Đây là công việc được đánh giá cao và có những chế độ đãi ngộ gần như tốt nhất đối với ngành xuất nhập khẩu. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm, hiểu rõ các kiến thức về chuyên ngành xuất nhập khẩu, kỹ năng mềm. Ngoài ra một IQ cao, và tố chất lãnh đạo là những điều vô cùng quan trọng đối với nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia. Họ nhiệm vụ quan trọng trong việc giao dịch, chuyển tiếp thông tin giữa hai bên mua – bán, bên cạnh đó còn tham gia vào việc chuyển giao chứng từ
IV. Kết luận
Ngành xuất nhập khẩu đang là một ngành khá mới, tuy nhiên lại được chú trọng và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm mở ra cho những nhân viên xuất nhập khẩu ngày càng nhiều và phổ biến. Trên đây là một số chia sẻ về cơ hội cũng như những việc làm phổ biến của ngành xuất nhập khẩu mà KHR.VN muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúc bạn đạt được nhiều thành công với công việc mà mình đang định hướng hoặc đang lựa lựa chọn.