Cách thức để tối ưu hiệu quả sử dụng & giữ chân nhóm nhân sự trẻ

1. Áp dụng phương pháp Quản lý phù hợp với nhóm Nhân viên trẻ.
Thực tế, những nhà quản lý giỏi, đều rất linh hoạt trong cách quản lý, mỗi kiểu nhóm nhân viên họ sẽ áp dụng cách khác nhau, chính vì vậy có thể vừa Quản lý được hiệu quả công việc vừa tạo được động lực làm việc cho nhân viên.
Thông thường các nhân viên trẻ tuổi mong đợi một người quản lý ngoài những kinh nghiệm về chuyên môn thì có kĩ năng năng mềm tốt, khả năng đào tạo, khả năng giao tiếp tốt…và thường xuyên tương tác, phản hồi và trân trọng ý tưởng của nhân viên.
2. Hướng dẫn nhóm nhân viên trẻ làm quen, bắt nhịp với công việc đang đảm nhận.
Hầu như các nhân viên trẻ tuổi đều có trang thái lo lắng xen lẫn hào hứng khi đi làm bởi giai đoạn chuyển từ môi trường sinh viên sang môi trường công sở với những gánh nặng cơm áo gạo tiền là một thời khắc quan trọng và cần thời gian để thích ứng.
Chính vì việc họ sẽ vượt qua giai đoạn chuyển giao này nhanh hay chậm thì lại tùy thuộc vào tính cách, ý chí cũng như năng lực của mỗi người. nhưng có 1 điểm chung là họ đều cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Quản lý và đồng nghiệp trong doanh nghiệp.
Bạn hãy hồi tưởng lại khoảng thời gian mình mới ra trường và đi làm, bạn đã hồi hộp và bỡ ngỡ như nào? Vì thế bạn hãy đưa ra những phương pháp phù hợp để có thể hỗ trợ nhóm nhân viên mới 1 cách hiệu quả, điều đó sẽ khiên họ ấn tượng và cảm ích để từ đó có động lực hăng say làm việc và cống hiến.
3. Thường xuyên tương tác, phản hồi với nhân viên.
Đánh giá kết quả, hiệu quả công việc thông qua đánh giá hàng quý hay hàng năm là không đủ đối với những nhân viên trẻ. Họ thường mong muốn và cần sự phản hồi liên tục của cấp trên về những định hướng nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong công việc. Họ cũng rất mong người quản lý nhận thấy những tiến bộ hàng ngày,hàng tuần của họ trong công việc.
Các nhà Quản lý nhân sự nên gặp gỡ nhân viên của mình để thể hiện những điều này. Có thể không cần thông qua một cuộc họp mà chỉ cần qua hội thoại chat hay qua email hay một cuộc gặp mặt ngắn nhưng duy trì theo lịch cụ thể. Việc được cấp trên tương tác, phản hồi liên tục cũng làm nhân viên mới cảm thấy được sự quan tâm và sát sao từ Quản lý đồng thời cũng thỏa mãn mong muốn được chú ý của mình bởi theo tâm lý học, đa phần các nhân viên trẻ tuổi đều mong đợi sẽ được sếp sẽ lắng nghe cũng như ghi nhận thành quả mà họ đạt được.
4. Cải thiện kinh nghiệm cho nhân viên bằng các kế hoạch, thử thách công việc đa dạng.
Những nhân viên trẻ tuổi có thế mạnh về sự nhiệt tình, nhiệt huyết, sức trẻ, sáng tạo nhưng cái họ thiếu nhất mà không một sách vở, báo mạng nào có thể dạy đó là kinh nghiệm thực tế. Doanh nghiệp quyết định tuyển dụng một nhân viên trẻ tuổi đồng nghĩa là sẵn sàng giao các công việc, thử thách để họ trải nghiệm và có những kinh nghiệm thực sự tích lũy cho bản thân mình.
Đừng lo ngại, nhân viên trẻ tuổi không giải quyết được công việc vì thiếu kinh nghiệm mà ngược lại, với sức trẻ và sự sáng tạo của mình, những nhân viên đó có thể đưa ra nhiều đột phá giúp công việc hoàn thành nhanh chóng.
Đặc điểm của các nhân viên trẻ tuổi là mức độ tập trung chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và luôn cần người dẫn dắt và truyền lửa kịp thời. Do đó, người Quản lý cần giao cho họ các nhiệm vụ ngắn, hoặc một phần của dự án để đảm bảo họ làm việc nhanh chóng mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Với lượng công việc được giao và sự giám sát phù hợp, QL sẽ có thể giúp nhân viên của mình vừa có thêm thực thành thực tế với công việc mà vẫn đảm bảo mức độ rủi ro, phát sinh thấp nhất.
5. Tạo điều kiện để nhân viên trẻ phát huy thế mạnh, khả năng sáng tạo của bản thân.
Khi vào doanh nghiệp, các nhân viên đều được hỏi các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình phỏng vấn. Và nhiệm vụ của phòng Nhân sự cũng như người Quản lý là tạo điều kiện để các nhân viên trẻ tuổi phát huy được thế mạnh của bản thân mình.
Nếu họ có năng khiếu múa hãy mời họ tham gia vào câu lạc bộ văn nghệ của công ty.
Nếu họ có khả năng hoạt náo, thu hút thì đừng quên mời họ vào ban tổ chức các buổi teambuilding, sự kiện, chương trình của công ty.
Thông qua việc họ được tham gia vào mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho họ sớm làm quen, hội nhập được với văn hóa doanh nghiệp cũng như cảm thấy bản thân đã đóng góp vào sự phát triển của doanh doanh mình.
6. Định hướng & Xây dựng lộ trình công danh rõ ràng.
– Dựa vào Lộ trình công danh của doanh nghiệp và điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, mục tiêu của họ để QL có thể nhìn nhận, đánh giá, tư vấn và định hướng cho họ phù hợp.
– Từ việc xác định đúng nhu cầu và định hướng phù hợp thì chúng ta mới có thể xây dựng được kế hoạch đào tạo phù hợp để phát triển họ.