Trong bối cảnh hiện nay, để tuyển được một nhân viên phù hợp cần rất nhiều công sức, thời gian và nỗ lực, đặc biệt đối với các các công ty vừa và nhỏ. Khác với các tập đoàn lớn, việc tuyển dụng sai người sẽ gây ra những tác động tiêu cực và khó khăn nhất định đối với việc vận hành doanh nghiệp ở quy mô nhỏ. Để hạn chế tối đa trường hợp nhân sự bỏ việc hoặc không có định hướng gắn bó lâu dài, doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định được nhân viên từ bỏ công ty vì những lý do gì. Theo khảo sát, có 6 lý do chính dẫn đến quyết định này:
1. Thiếu cơ hội học tập và phát triển
Không phải lương thưởng mà việc thiếu cơ hội được học tập & phát triển mới là nguyên nhân hàng đầu khiến nhân sự quyết định rời bỏ công ty. Bất cứ ai đi làm cũng mong được tạo điều kiện để thăng tiến trong sự nghiệp đã chọn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có một kế hoạch học tập và phát triển phù hợp dành cho nhân sự của mình dựa trên thế mạnh của mỗi người. Như vậy, họ sẽ hào hứng, vui vẻ, nỗ lực làm việc và hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
2. Lương thưởng và phúc lợi không hợp lý
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% nhân viên nghỉ việc vì lý do tìm được một công ty khác trả lương cao hơn. Ngoài sự cạnh tranh đầu vào giữa người lao động với nhau, sự cạnh tranh về chế độ lương thưởng và phúc lợi cũng trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm nhân tài.
Thông thường phần lương sẽ bao gồm cơ bản và lương theo hiệu quả công việc, hoa hồng (nếu có); các loại phúc lợi thường thấy có thể kể đến như ngày nghỉ có lương, bảo hiểm sức khỏe, chế độ nghỉ dưỡng và phúc lợi khác…
Hãy xây dựng kế hoạch ngân sách sao cho mức lương của bạn phù hợp và có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó hãy suy nghĩ đến các hình thức thưởng đủ hấp dẫn để có thể thu hút người giỏi đầu quân cho bạn.
3. Khối lượng công việc quá tải
Đây là nguyên nhân rất phổ biến khiến nhân viên quyết định bỏ việc. Khi một người được giao một khối lượng công việc quá lớn, tâm lý của họ sẽ chuyển biến từ giai đoạn căng thẳng, mệt mỏi sang chán nản. Đó là lúc họ bắt đầu tìm kiếm một cơ hội khác.
Tất nhiên, áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi, điều này có thể chấp nhận được trong những giai đoạn cao điểm của công ty. Tuy nhiên, nếu tiếp diễn quá thường xuyên, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống cá nhân của nhân viên.
Với vai trò quản lý, bạn cần nhận thức được vấn đề đang xảy ra với tập thể của mình và giải quyết chúng một cách tích cực. Cụ thể trong tình huống trên, người sếp cần có kế hoạch phân công công việc một cách phù hợp, đảm bảo không ai bị quá tải dẫn đến áp lực nghỉ việc.
4. Không được ghi nhận thành tích xứng đáng
Việc thường xuyên ghi nhận và khen thưởng kịp thời những cố gắng của nhân viên là một động lực to lớn giúp giữ chân người tài. Nhân viên cần có cảm giác mình đang nỗ lực đóng góp vào một tập thể xứng đáng.
Những câu ghi nhận và động viên đơn giản như “Cảm ơn em! Em làm tốt lắm” hoặc “Hiệu quả công việc của em dạo này có sự cải thiện rất rõ rệt” là cách thúc đẩy tinh thần rất thiết thực. Và sẽ còn ý nghĩa hơn nếu lời khen được thể hiện rộng rãi và được các nhân viên khác công nhận.
Ngoài ra các công ty cũng cần áp dụng các chính sách khen thưởng một cách rõ ràng và minh bạch, để nhân viên hiểu được những đóng góp của mình sẽ được ghi nhận như thế nào.
5. Văn hóa công ty có nhiều hạn chế
Môi trường làm việc là yếu tố có sự tương quan chặt chẽ với hạnh phúc và sự hài lòng của nhân viên. Biểu hiện của một môi trường lành mạnh chính là văn hóa công ty hướng đến những điều tích cực. Một công ty có văn hóa tốt sẽ làm tăng mức độ hài lòng và hạnh phúc của nhân viên mỗi khi đi làm, từ đó giúp công việc hiệu quả hơn. Ngược lại, công ty có văn hóa kém sẽ khiến nhân viên dễ chán nản và sa sút tinh thần.
Theo khảo sát, một doanh nghiệp đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, tôn trọng sự khác biệt và đặc biệt là không độc hại (toxic) được xem là môi trường lý tưởng để nhân viên phát huy khả năng chuyên môn và gắn bó lâu dài.
Việc xây dựng văn hóa công ty là điều cần thiết, bởi vì đó thực sự là xương sống của bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu người quản lý không hiểu đúng về khía cạnh này, nó có thể tác động xấu đến khả năng giữ chân nhân viên của họ.
6. Thiếu sự linh hoạt
Từ sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để trở nên linh hoạt hơn nếu muốn giữ chân nhân viên lâu dài. Giờ đây, rất nhiều nơi đã áp dụng hình thức làm việc từ xa thay vì lên văn phòng, hoặc kết hợp cả 2 hình thức để nhân viên lựa chọn theo nhu cầu cá nhân.
Trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu doanh nghiệp không sẵn sàng cung cấp các tùy chọn linh hoạt nêu trên thì nhân viên hoàn toàn có thể tìm đến môi trường hấp dẫn hơn, nơi có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Nếu quyết định triển khai chế độ làm việc linh hoạt thì mọi nhân viên cũng cần được hưởng quyền lợi giống nhau, để đảm bảo sự công bằng trong tập thể.
7. Lãnh đạo thiếu năng lực dẫn dắt, truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng tới đội ngũ.
– Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp nhân viên rời bỏ công ty vì thiếu niềm tin vào chiến lược, định hướng của lãnh đạo. Lãnh đạo không chia sẻ hoặc thậm chí không có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng để nhân viên hiểu được chiến lược công ty đang đi một cách rõ nét dẫn tới họ bị hoang mang. Hơn nữa, còn nhiều trường hợp như Lãnh đạo hướng suông, không có hành động cụ thể tác động tới sự thất vọng và mất niềm tin với cấp dưới.
– Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp nhân viên rời bỏ công ty vì thiếu niềm tin vào chiến lược, định hướng của lãnh đạo. Lãnh đạo không chia sẻ hoặc thậm chí không có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng để nhân viên hiểu được chiến lược công ty đang đi một cách rõ nét dẫn tới họ bị hoang mang. Hơn nữa, còn nhiều trường hợp như Lãnh đạo hướng suông, không có hành động cụ thể tác động tới sự thất vọng và mất niềm tin với cấp dưới.